Loại hình Ngựa_cưỡi

Thể thao

Môn thi cưỡi ngựa vượt chướng ngại vật

Ngày nay, nhiều môn thể thao, chẳng hạn như dressage (trang điểm), eventing (thử ngựa) và nhảy cao, đều có nguồn gốc từ trong chương trình huấn luyện quân sự, được tập trung vào việc kiểm soát và cân bằng giữa người cưỡi ngựa và ngựa. Hay một môn thể thao khác, chẳng hạn như nhảy ngựa rodeo (người cưỡi ngựa ngồi trên lưng ngựa giữ không bị rơi xuống khi ngựa tung nhảy) rất phổ thông ở Tây Ban Nha, Mexico và sau đó là Hoa Kỳ, Canada, Nam Mỹ và Úc. Hay thể thao theo phong cách săn bắn.

Một con ngựa được đào tạo là một vận động viên tuyệt vời. Hầu hết những con ngựa không bình thường, nó có thể phi nước kiệu trong nhiều giờ mà không nghỉ ngơi. Một con ngựa quý phù hợp có thể chạy nước rút một phần tư dặm (402 mét) trong vòng chưa đầy 21 giây và có thể nhảy một hàng rào cao hơn bảy feet (2.1 mét). Thể thao cưỡi ngựa là làm hầu hết các kỹ năng, cho nên cũng thúc đẩy các vận động viên phải hoàn thiện những kỷ năng tốt khi trở thành người cưỡi ngựa.

Trong sự kiện thể thao, người và ngựa phải hợp tác để đạt được sự thành công tối đa.Trong lịch sử cưỡi ngựa, người cưỡi ngựa phải được huấn luyện các kỹ năng chuyên môn trong các trò chơi và các cuộc đua. Thể thao cưỡi ngựa cung cấp giải trí cho đám đông. Các Hội đồng ngựa ở Mỹ ước tính rằng các hoạt động ngựa liên quan có tác động trực tiếp đến nền kinh tế của Hoa Kỳ của trên 39 tỷ USD và chi tiêu gián tiếp được coi là có tác động hơn 102 tỷ USD.

Một trong những trò chơi thể thao mà nhiều nước ưa thích đó là trò đua ngựa, đua ngựa đem lại sự thích thú, sảng khoái, tiền bạc cho người cá độ. Ngựa có sức ảnh hưởng kinh tế lớn. Có khoảng 4.6 triệu người Mỹ làm việc trong ngành công nghiệp liên quan đến ngựa theo cách này hay cách khác. Ngành công nghiệp ngựa Mỹ ước tính có ảnh hưởng kinh tế lên đến 39 tỷ USD mỗi năm.

Qua thử nghiệm nước bọt của 130 thanh thiếu niên tham gia khóa học cưỡi ngựa kéo dài 12 tuần, nghiên cứu nhận thấy những em được dành thời gian thư giãn bên loài vật bốn chân này có nồng độ hormone gây stress thấp hơn đáng kể so với nhóm đối chứng. Tương tác với các loài vật có tác động tốt tới trẻ em, các em có 90 phút mỗi tuần học cách chải lông ngựa và cưỡi ngựa đồng thời cung cấp mẫu nước bọt trước và sau khóa học để các nhà khoa học phân tích nồng độ hormone gây stress cortisol. những em tham gia vào chương trình duy trì mức hormone stress thấp trong suốt ngày và buổi chiều so với nhóm còn lại[2].

Những năm gần đây, phong trào học cưỡi ngựa tại Thành phố Hồ Chí Minh đang phát triển khá mạnh. Có bốn yếu tố cản trở người Việt đến với môn cưỡi ngựa: đó là nắng, nóng, bụi và tình yêu loài vật. Yếu tố cuối cùng là một phần trong văn hóa. So với giá học cưỡi ngựa trong khu vực, chi phí ở Việt Nam rẻ nhất. Một tiết học 45 phút là 400.000 đồng, nếu đóng trọn gói ba tháng (12 tiết học) hoặc có thành viên gia đình tham gia thì được giảm 15-20%. Tất cả đều là ngựa nhỏ (pony) so với chuẩn ngựa bình thường ở phương Tây, được mua về với giá 5-20 triệu đồng/con, đắt lắm cũng chỉ 30 triệu đồng[1]. Mỗi buổi học kéo dài trong 45 phút với giá 500.000 đồng một buổi[7].

Du lịch

Cưỡi ngựa tại Altai, Nga

Ngày nay, cưỡi ngựa còn là loại hình du lịch. Do là biểu tượng của sự hùng dũng, oai phong nên ngựa thường được du khách chụp hình, hoặc thử một lần ngồi trên lưng ngựa[9]. Cưỡi ngựa có 2 dạng là cưỡi các đồi dốc và ngựa xe với số lượng người đông[10]. Những con ngựa này được thuần hoá, được trang bị một bộ khớp (tức yên) tương xứng với cái mã của nó (có giá khoảng 3 triệu đồng) để làm người mẫu cho du khách đứng gần hoặc cưỡi, dắt bộ dạo để chụp hình lưu niệm (tại các điểm tham quan du lịch như hồ Xuân Hương, Thung Lũng Tình Yêu, đồi Mộng Mơ, hồ Than Thở).

Đà Lạt có những con bạch cao to đẹp mã ra đứng ở bờ hồ Xuân Hương phục vụ du khách, chúng thuộc giống ngựa Đà Lạt. Lúc này, con ngựa được gắn thêm mấy chiếc lông chim trên đầu trông ra dáng. Những con ngựa hồng, ngựa tía được giám mã tháp tùng, theo sát canh chừng bảo vệ du khách chưa quen cưỡi, nhất là khi ngựa phải phi vòng quanh những khu vực trò chơi quá náo nhiệt, hoặc phát ra tiếng động lớn dễ làm ngựa giật mình hoảng sợ như đi xe lửa, tập trận giả, bắn súng sơn. Nài ngựa (thường là chủ của chúng) sẽ điều khiển chúng quỳ xuống, đứng lên, chạy thong dong, phi nước đại và dừng đúng lúc. Ở Việt Nam, ngựa bạch Việt Nam có bộ lông đẹp nên đã có dịch vụ các cô dâu, chú rể thuê ngựa bạch cưỡi hoặc 2 ngựa bạch kéo xe hoa để chụp ảnh cưới.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Ngựa_cưỡi http://artandbronzewest.com/Evolutionofsaddle.htm http://www.cowboyshowcase.com/glossary%20saddlesan... http://www.xphomestation.com/saddle.html http://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/cuoi... http://dantri.com.vn/xa-hoi/ghe-tham-truong-day-cu... http://www.lienhiephoiphuyen.com.vn/index/?menu=co... http://petrotimes.vn/cuoi-ngua-the-thao-o-sai-gon-... http://thanhnien.vn/thoi-su/nguoi-dong-yen-ngua-du... http://tuoitre.vn/tin/tuoi-tre-cuoi-tuan/20120421/... http://vtv.vn/du-lich/thu-vi-cau-chuyen-ngua-lam-d...